Vì sao nhà giàu châu Á nắm giữ tiền mặt nhiều nhất 5 năm qua?

THĂNG ĐIỆP| 08/11/2017 06:51

Giới nhà giàu ở khu vực ở châu Á đã nâng mức nắm giữ tiền mặt lên cao nhất 5 năm nhằm phòng ngừa rủi ro, có thể sẵn sàng nhảy vào thị trường...

Vì sao nhà giàu châu Á nắm giữ tiền mặt nhiều nhất 5 năm qua?

Giới nhà giàu ở khu vực ở châu Á đã nâng mức nắm giữ tiền mặt lên cao nhất 5 năm nhằm phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh các chỉ số trên thị trường tài chính đạt mức cao, hãng tin tài chính Bloomberg dẫn một khảo sát mới được công bố của Công ty Capgemini SA cho biết.

Ngoài lý do trên, các cá nhân có tài sản cao - những người được Capgemini định nghĩa là những người sở hữu tài sản có thể đầu tư từ 1 triệu USD trở lên - cũng tăng nắm tiền mặt để có thể sẵn sàng nhảy vào thị trường trong trường hợp thị trường có sự điều chỉnh giảm sâu vì một sự kiện nào đó.

Cuộc khảo sát của Capgemini về giới nhà giàu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản) cho thấy tỷ lệ nắm giữ tiền mặt đã tăng lên mức khoảng 25% tổng tài sản tài chính trong quý II/2017, từ mức 21% trong cuộc khảo sát năm ngoái.

Cũng theo kết quả khảo sát, tuy tăng nắm giữ tiền mặt, giới nhà giàu châu Á vẫn đầu tư nhiều vào cổ phiếu, với tỷ trọng đạt 28%, cao nhất trong 5 năm.

Việc giới nhà giàu khu vực tăng nắm giữ tiền mặt và cổ phiếu đã ảnh hưởng bất lợi đến những kênh đầu tư khác, bao gồm các quỹ đầu cơ và bất động sản.

Capgemini nói rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản) đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm lại về số triệu phú và tổng tài sản của triệu phú trong năm 2016 so với năm 2015. Trong đó, tổng tài sản của giới giàu trong khu vực tăng 8,2%, đạt mức 18,8 nghìn tỷ USD, với Indonesia và Thái Lan là 2 nước có tốc độ tăng tài sản giới nhà giàu mạnh nhất, với mức tăng 9,9%.

(Theo VnEconomy - tựa bài do DNSG Online đặt lại)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vì sao nhà giàu châu Á nắm giữ tiền mặt nhiều nhất 5 năm qua?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO